VẬN DỤNG TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, PHÁT TRIỂN KINH DOANH

Tối 23/8, tại Văn phòng hiệp hội DNNVV tỉnh đã diễn ra cuộc tọa đàm giữa Đại đức Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì Chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) với một số đồng chí trong BCH và các thành viên Hiệp hội về vận dụng triết lý phật giáo xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển kinh doanh.


z3666760254846_995b0a1985068410591fc54a8777452f

z3666733294124_7321b514729cb21b50b21b66d7f15952

z3666749795202_058ce131607a8553094a33d809deab53

Mở đầu buổi tọa đàm, Đại đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định: Mục tiêu của đạo Phật là “giải thoát khỏi đau khổ, trừ bỏ những bất tịnh” từ sự giác ngộ viên mãn. Những khổ đau, bất tịnh này vốn tồn tại trong bản thể (trong tâm) cần được giải thoát, chứ không phải chỉ là trừ bỏ những đau khổ, vật chất tầm thường trong đời sống thế tục. Nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, giải thoát; nên mọi hình thức mê tín dị đoan hiện có là do bên ngoài xen vào, không phải của phật giáo chân chính.

Kinh doanh là sự nghiệp của các doanh nghiệp, doanh nhân, là nghề đối đầu với nhiều thách thức, áp lực. Giữa thời buổi kinh tế mở và đang hội nhập toàn cầu, sự cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra gay gắt. Chủ doanh nghiệp luôn đứng trước nhiều sự lựa chọn, cân nhắc giữa những thiệt hại và lợi ích. Trong cuộc chiến thương trường khắc nghiệt này, không ít doanh nghiệp chỉ chú tâm đến việc làm sao thu về cho mình thật nhiều lợi nhuận mà quên đi các giá trị đạo đức khác; thậm chí còn bỏ qua lương tâm nghề nghiệp mà gây tổn hại đến môi trường và các lợi ích xã hội. Đặc biệt, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm phục vụ nhu cầu con người đã xem nhẹ sức khỏe của người tiêu dùng mà cạnh tranh không lành mạnh, thêm vào sản phẩm các chất độc hại, phụ gia… Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp kinh doanh chân chính vì lợi ích chung mà còn gây tâm lý bất an, lo lắng cho người tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng. Theo đạo Phật, nghề nghiệp của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến các nhìn nhận và suy nghĩ của người đó. Vì vậy, cần tránh những việc như buôn bán chất kích thích, chất độc hại, vũ khí, sinh vật sống, không giết hại động vật để giữ gìn lương tri cho mình; cần vận dụng những triết lý của đạo phật để hài hòa yếu tố cạnh tranh, gia tăng sự bền vững, hòa hiếu giữa người với người và giữa con người với thiên nhiên. Thấm nhuần giáo lý đạo phật, người làm kinh doanh cần giữ lương tâm trong sáng; kinh doanh cần đi liền với chữ Tâm nếu muốn khẳng định uy tín, chất lượng và tồn tại lâu dài. Làm theo cách ăn xổi ở thì, không trong sạch cũng đồng nghĩa với việc đang từ từ bước đến con đường tha hóa và thất bại. Người kinh doanh cũng cần biết đến giới hạn tự lợi và tự tha; biết làm lợi cho bản thân và làm lợi cho mọi người, mọi loài. Trong kinh doanh, cần hợp tác để có lợi cho cả đôi bên thì mối quan hệ giữa các đối tác làm ăn sẽ luôn bền vững, cùng sinh lợi nhuận. Coi sự tồn tại và lợi ích của người khác cũng là của mình để tránh làm mất đi những giá trị tốt đẹp và lớn lao hơn. Nếu chỉ chăm chăm thu lợi cho bản thân, đặt lợi ích của mình lên trên hết thì kinh doanh sẽ không tồn tại lâu. Cần phải cùng nhau hợp tác và phát triển thì mới sinh ra được nguồn lợi bên vững. Vạn vật chuyển biến không ngừng nghỉ cùng vũ trụ. Có những chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp, nhưng cũng có sự chuyển biến mang tính phá vỡ. Đó là quy luật khách quan. Nếu đầu tư vào một dự án kinh doanh không mang về kết quả, thậm chí là mất cả chì lẫn chài, hãy can đảm để xây dựng lại. Vô thường để hủy hoại và vô thường cũng để hình thành. Có khi thất bại này lại mở ra một cánh của khác tốt đẹp hơn. Việc của chúng ta là không nản lòng và mỉm cười bước tiếp. Doanh nhân là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng đất nước, xã hội ngày một tốt đẹp, phồn thịnh hơn. Nếu các doanh nghiệp và doanh nhân làm việc với tâm trong sáng, lợi mình nhưng cũng không quên cái lợi của người khác thì sẽ có quả báo tốt đẹp. Ngược lại, nếu quá toan tính tư lợi, tâm không an lành thì mãi chỉ là người nghèo trên mọi phương diện. Đức Phật dạy nếu một người có năng lực làm giàu nhờ công sức và trí tuệ của chính mình, và biết sử dụng của cải vật chất đó làm lợi mình lợi người thì rất tốt. Còn cái giàu do lừa dối để lợi mình hại người thì không được. Ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh như thế nào là câu hỏi có rất nhiều đáp án khác nhau. Đưa triết lý Phật pháp vào trong các hoạt động vận hành doanh nghiệp sẽ giúp thay đổi các mối quan hệ theo chiều hướng tốt và đưa doanh nghiệp đến những mục tiêu xa hơn của sự phát triển.

z3666601071476_92286b103f6e4861b88f910de1a25569

z3667382834285_b34dc42acad66edd18fadf5f05da6c9a

z3666601043786_7bac22ed33efbc7af4f217dbabb45d1f

z3666601041706_e0489687767acffcf5546109baebac60

Từ những cốt lõi giá trị của đạo phật về ứng xử với con người, với thiên nhiên và môi trường của doanh nghiệp, Đại đức Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì Chùa Ba Vàng đã trao đổi một số nội dung mà các doanh nhân đưa ra; giải đáp một số tình huống ứng xử. Chẳng hạn yếu tố đạo đức trong kinh doanh, mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động; nắm bắt cơ hội để biến khó khăn thành thuận lợi, phát triển kinh doanh, vượt qua những “điểm rơi” có tính quy luật do tuổi tác, sức khỏe, hoàn cảnh… Các luận giải của Đại đức Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì Chùa Ba Vàng tựu chung đề cao tính hướng thiện của doanh nhân, đề cao giá trị của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp để phát triển kinh doanh.

Kết thúc buổi tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Hồng Sơn đã phát biểu cảm ơn những chia sẻ và cùng Thường trực Ban Hiệp hội trao tặng phẩm lưu niệm là bức ảnh phong cảnh Khu Di tịch lịc sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh – Trụ trì Chùa Ba Vàng.

P.V

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

        BẢN QUYỀN THUỘC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA PHÚ THỌ

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch Hiệp hội.
  • Biên tập & Quản trị Website: Nhà báo Nguyễn Sản
  • Trụ sở: Số 281 đường Tiên Dung, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ
  • Điện thoại: 02103 966799 - Fax: 02103 953542